Khi phương án thiết kế cầu Tứ Liên được UBND TP. Hà Nội phê duyệt. Rất nhiều khách hàng đang quan tâm đến dự án Vinhomes Cổ Loa đã nhắn tin cho fanpage hỏi thông tin về dự án Cầu Tứ Liên và tiến độ xây dựng 2021!
Mục lục
Thông tin chi tiết về dự án Cầu Tứ Liên 2021 ( Sun Group )
- Chủ đầu tư: Tập đoàn Sun Group
- Phương án Thiết kế kiến trúc: Do Sun Group & tập đoàn T.Y.LIN (Mỹ).
- Tổng mức đầu tư: 17000 tỷ VND
- Thiết kế: Cầu dây văng, văng xoắn gồm 2 tháp chính làm bằng Bê tông cốt thép đúc sẵn cao 158m.
- Tổng chiều dài: 4,8km (gồm cả đường dẫn)
- Bề rộng mặt cầu: 43m (6 làn xe cơ giới và 2 làn cho người đi bộ)
Được thai nghén từ thời điểm năm 2010, Cầu Tứ Liên là cây cầu nối từ xã Đông Hội huyện Đông Anh sang đường Nghi Tàm quận Tây Hồ. Cây cầu này có chiều dài 3km. Sau khi hoàn thành, cầu Tứ Liên sẽ trở thành một trong số các tuyến giao thông chính cho người dân di chuyển từ khu vực huyện Đông Anh vào nội thành Hà Nội. Giảm tải trực tiếp mật độ giao thông cho cầu Chương Dương, Long Biên, Đông Trù hiện nay.
Chiều dài cầu :
Theo quy hoạch, phần thân cầu Tứ Liên sẽ có chiều dài 3km, phần nối từ các đường trục lên cầu có chiều dài 4km, tổng cộng là 7km. Cầu kéo thẳng qua sông Hồng, thiết lập một lộ trình mới từ Đông Anh qua hầm đường bộ Hồ Tây, giảm thời gian lưu thông của người dân từ khu vực Cổ Loa, Đông Hội sang khu vực trung tâm thủ đô từ khoảng 40 phút xuống còn 10 phút.
Điểm đầu là đường Âu Cơ, điểm cuối là điểm nối với QL3 hiện tại tại địa phận thị trấn huyện Đông Anh. (Ảnh phối cảnh của đơn vị tư vấn thiết kế).
Thiết kế:
Cầu Tứ Liên được thiết kế theo lối kiến trúc dây văng, vừa đảm bảo chịu lực phù hợp với lưu lượng nước của sông Hồng vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Một đầu của cầu nằm ở khu vực Đông Hội, Xuân Canh, Đông Anh, đầu còn lại thuộc nút giao thông bên cạnh khách sạn Thắng Lợi, Nghi Tàm, Tây Hồ.
Quyết định phê duyệt mốc giới và chỉ giới đường đỏ của quy hoạch đoạn đường nối từ quốc lộ 3 mới đến cầu Tứ Liên theo tỷ lệ 1/500 nằm trên địa bàn của huyện Đông Anh đã được Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội ban hành vào năm 2016.
Có 4 nút trên tuyến giao gồm: Nút giao Nghi Tàm; Nút giao đường quy hoạch dọc sông Hồng; Nút giao với đường QL5 kéo dài; Nút giao với Đường vành đai 3.
Sau khi hoàn thành, cầu Tứ Liên sẽ thiết lập một lộ trình mới từ Đông Anh qua Nghi Tàm (Tây Hồ) giảm thời gian lưu thông của người dân từ khu vực Cổ Loa, Đông Hội sang khu vực trung tâm thủ đô từ khoảng 40 phút xuống còn 10 phút…trở thành một trong số các tuyến giao thông chính giảm tải trực tiếp mật độ giao thông cho cầu Chương Dương, Long Biên, Đông Trù hiện nay.
Bán kính từ cầu Tứ Liên đi đến các địa điểm xung quanh:
- Đến Hồ Tây: 1km.
- Đến Hồ Gươm: 4,5km.
- Đến cầu Nhật Tân: 4km.
- Đến sân bay Gia Lâm: 5km.
- Đến sân bay Nội Bài: 16km
Thời gian thực hiện dự án Cầu Tứ Liên Sungroup dự kiến kéo dài 4 năm. Từ 2020 – 2024. Dự kiến tổ chức giải phóng mặt bằng từ Quý I/2021
Tuổi thọ công trình là 100 năm theo Tiêu chuẩn 22TCN 272-05.
Dự án cầu Tứ Liên, cây cầu dài bậc nhất bắc qua sông Hồng, được kỳ vọng sẽ tạo nên trục phát triển mới kết nối từ trung tâm Thủ đô tới Đông Anh và sân bay quốc tế Nội Bài, mở ra cơ hội phát triển về hạ tầng đô thị, bất động sản, thương mại không chỉ cho khu vực Tây Hồ – Đông Anh mà cả khu vực các tỉnh phía Bắc Thủ đô.
“Cú hích” cầu Tứ Liên
Theo đề án của thành phố Hà Nội, Đông Anh là một trong 4 huyện được định hướng lên quận đến năm 2025. Để làm được việc này, Đông Anh không chỉ cần đẩy nhanh quá trình đô thị hóa mà còn phải phát triển đồng bộ cả về hạ tầng giao thông.
Bởi vậy, việc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội phối hợp với Công ty cổ phần Tập đoàn Mặt trời và Công ty TNHH quốc tế T.Y.Lin Việt Nam tổ chức công bố công khai hồ sơ phương án kiến trúc cầu Tứ Liên – dự án nổi bật nhất trong 4 dự án xây dựng cầu mới bắc qua sông Hồng, sông Đuống vừa qua được coi là một cú hích cho tiến trình phát triển đô thị của Đông Anh và khu vực Đông Bắc Hà Nội.
Cầu Tứ Liên khi hình thành sẽ góp phần hoàn thiện bức tranh giao thông Thủ đô, đặc biệt là mạng lưới cầu bắc qua sông Hồng, phục vụ
Kết nối giao thông vận tải toàn tuyến phục vụ thi công, xây dựng các công trình lớn, khu công nghiệp như là Đông Anh – Cổ Loa, Gia Lâm – Sài Đồng, Bắc Thăng Long – Vân Trì.trực tiếp cho việc phát triển đô thị Hà Nội sang phía Đông Bắc, góp phần thu hút và đẩy nhanh quá trình đầu tư, xây dựng các dự án lớn tại khu vực nhiều tiềm năng này
Cầu Tứ Liên mang lại diện mạo mới cho thủ đô Hà Nội
Hà Nội, thành phố nghìn năm tuổi là một biểu tượng văn hóa, lịch sử của Việt Nam với nhiều nét giao thoa được kết tinh từ ngàn năm văn hiến.
Thủ đô Hà Nôi có dân số vào khoảng 8,3 triệu người, là trung tâm chính trị, văn hóa của cả nước, là đầu mối giao thông đi lại quan trọng bậc nhất của khu vực phía Bắc ( đồng bằng sông Hồng và tam giác phát triển kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh ).
Với xu thế phát triển mạnh về 2 bên sông Hồng thì trong tương lai, Hà Nội sẽ xây dựng nhiều cầu vượt qua sông để đáp ứng lưu lượng giao thông ngày càng tăng.
Cầu Tứ Liên sẽ rút ngắn khoảng cách di chuyển từ Đông Anh, Cổ Loa vào trung tâm thủ đô Hà Nội, hướng từ thành phố di chuyển ra đường quốc lộ 5, giao thông với các tỉnh phía Bắc, Đông Bắc dễ dàng hơn.
Các trục đường quy hoạch mới xuống bãi giữa sông Hồng, đường quy hoạch bao quanh cầu Tứ Liên tạo nên lộ trình giao thông hiện đại và thông suốt kết nối Âu Cơ, quy hoạch mới và bãi giữa.
Vinhomes Cổ Loa Đông Anh hưởng lợi từ dự án Cầu Tứ Liên
Dự án của chủ đầu tư Vingroup có quỹ đất vào khoảng 300ha bao trùm lên địa bàn xã Cổ Loa bao gồm cả trung tâm triển lãm quốc gia ngay chân cầu Tứ Liên. Dự án có hàng chục tòa căn hộ chung cư và hàng trăm lô liền kề, biệt thự thấp tầng mang đến môi trường sống đẳng cấp, thượng lưu cho khách hàng sống ở đây.
Hiện tại, Cầu Tứ Liên mới trong giai đoạn bắt đầu triển khai xây dựng vào quý 1/ 2021. Sau khi cầu Tứ Liên hình thành thì Vinhomes Cổ Loa thậm chí sẽ được đánh giá cao hơn cả Vinhomes Riverside nếu xét về vị trí.