Theo kế hoạch xây dựng thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050, Đông Anh sẽ là một thành phố thông minh bên bờ Bắc sông Hồng. Bài viết này sẽ cập nhật những thông tin quy hoạch Đông Anh lên quận và bản đồ quy hoạch huyện Đông Anh mới nhất năm 2021để anh chị tham khảo!
Mục lục
Vị trí địa lý huyện Đông Anh
Đông Anh là huyện thuộc khu vực ngoại thành và nằm ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của thủ đô. Hiện quy hoạch Đông Anh đang là kế hoạch phát triển công nghiệp, đô thị, du lịch và dịch vụ.
Huyện Đông Anh có 24 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Đông Anh (huyện lỵ) và 23 xã: Bắc Hồng, Dục Tú, Cổ Loa, Đông Hội, Đại Mạch, Hải Bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Mai Lâm, Liên Hà, Nam Hồng Tàm Xá, Nguyên Khê, Thụy Lâm, Uy Nỗ, Tiên Dương, Vân Nội, Vân Hà, Việt Hùng, Võng La, Xuân Nộn, Xuân Canh và Vĩnh Ngọc.
Về tổng diện tích thì huyện rộng 182,3km2, tổng dân số là 383,800 người theo số liệu thống kê năm 2017 và mật độ dân số là 2.063 người/km2. Có vị trí địa lý giáp với tỉnh Bắc Ninh ở hai hướng Đông và Đông Bắc. phía Đông Nam thì giáp với huyện Mê Linh và giáp với sông Hồng, huyện Đan Phượng ở phía Tây Nam. Phía Bắc giáp với Sóc Sơn ở ranh giới sông Cà Lồ.
Bản đồ quy hoạch giao thông Đông Anh
Địa bàn huyện hiện nay có khá nhiều tuyến đường giao thông lớn, có thể kể đến như đường Võ Nguyên Giáp, quốc lộ 5, quốc lộ 3, quốc lộ 32. Hầu hết đây đều là những con đường quan trọng, nối với các thành phố lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Cao Bằng, Vĩnh Phúc,… Tại đây cũng là nơi có con đường Xuyên Á 14 là tuyến giao thông xuyên quốc gia Châu Á.
Hiện nay dự án xây dựng tuyến giao thông cho phép kết nối sân bay Nội Bài trên tuyến đường đi từ Nhật Tân đi Nội Bài và từ Thăng Long đi Nội Bài vô cùng thuận tiện.
Từ đây giúp kết nối trung tâm kinh tế của huyện Đông Anh với sân bay và các khu vực khác qua tuyến đường quốc lộ này dễ dàng hơn nhiều.
Vấn đề quy hoạch giao thông cũng đã được xác định theo cách phân khu vực hai bên sông Hồng thuộc các phân khu nhỏ.
Giải pháp quy hoạch Đông Anh
Sau khi trình đề án và được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt việc đầu tư quy hoạch từ huyện thành quận vào năm 2025. Các phương án triển khai giải pháp quy hoạch cũng dần được triển khai để từng bước hoàn thành mục tiêu ban đầu. Trong số 15 đề án thành phần thì hiện nay đơn vị đã cho lấy ý kiến và phê duyệt 14/15 đề án. Đồng thời cũng bắt tay vào bước đầu quá trình tổ chức và quy hoạch Đông Anh ngay.
Cho tới thời điểm hiện tại thì thống kê được huyện đã có hơn 20 dự án hồ, ao với diện tích là 7,5ha. Có 26 dự án với diện tích 9,75ha đang triển khai thực hiện. Theo như tiến độ và dự kiến thì sau khi hoành thành diện tích đất cây xanh sẽ đạt tiêu chí Quận sẽ tăng lên ở mức 17,25ha. Toàn huyện đã trồng thêm được 11,885 cây xanh, nâng tỷ lệ đèn đường chiếu sáng đô thị lên 95%.
Theo thông tin, quy hoạch quy hoạch huyện Đông Anh đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 sẽ có khoảng 49% – 60% diện tích đất phát triển đô thị phân chia thành các khu vực: trung tâm, nông thôn (phần ngoài đê sông Hồng, sông Đuống và khu vực nông thôn còn lại):
- Xây dựng mới khu Thể dục thể thao thành phố Hà Nội tại Đông Anh.
- Hình thành khu du lịch cao cấp và các khu ressort cao cấp xung quanh đầm Vân Trì.
- Xây dựng công viên dọc sông Hồng và sông Đuống, hình thành trục cảnh quan hướng về Hồ Tây và trục Thăng Long của Thủ đô.
- Nghiên cứu phát triển kết hợp cải tạo các khu dân cư hiện có tại khu vực Nguyên Khê – Xuân Nộn.
- Xây dựng tuyến giao thông nối sân bay quốc tế Nội Bài với trung tâm giao lưu thương mại quốc tế trên tuyến Nhật Tân – Nội Bài và Thăng Long – Nội Bài, hình thành trục trung tâm giao lưu quốc tế của Thành phố trên địa bàn Đông Anh.
- Hình thành các khu đô thị mới, tạo lập diện mạo mới cho tuyến đường giao thông cao tốc đi sân bay Nội Bài; khu vui chơi giải trí khai thác cảnh quan đầm Vân Trì.
- Xây dựng trục Nhật Tân – Nội Bài là trục động lực kinh tế và trục không gian đô thị kiểu mẫu không những của Đông Anh mà của các thủ đô Hà Nội.
Phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị tỷ lệ 1/5.000 tại huyện Đông Anh
Về giới hạn phân khu đô thị GN(A), phía Bắc và Đông Bắc giáp sông Hoàng Giang, phân khu đô thị GN; phía Tây Nam giáp phân khu đô thị sông Hồng; phía Tây Bắc giáp phân khu đô thị N8; phía Đông Nam giáp đường quy hoạch nối quốc lộ 3 với cầu Tứ Liên, phân khu đô thị N9. Quy mô dân số đến năm 2030 và tối đa đến năm 2050 là 50.790 người.
Mục tiêu của đồ án quy hoạch nhằm cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
Tính chất và chức năng của phân khu đô thị: Là trung tâm văn hóa kết nối trục không gian văn hóa Cổ Loa – Hồ Tây, bảo tồn, cải tạo và nâng cấp các làng mạc hiện hữu, đảm bảo đặc trưng không gian xanh. Bảo tồn các di sản và giá trị văn hóa truyền thống.
Là trung tâm Hội chợ triển lãm Quốc gia, nơi tổ chức các hoạt động hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế; trưng bày hàng hóa, giao lưu ký kết hợp đồng thương mại, tổ chức hội nghị, hội thảo, xúc tiến thương mại đầu tư, quảng bá du lịch và các hoạt động dịch vụ khác… phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Là khu vực phát triển đô thị xung quanh điểm các ga đường sắt đô thị theo mô hình TOD để khai thác lợi thế của các tuyến giao thông công cộng phục vụ cho hoạt động triển lãm nói riêng và hoạt động của cộng đồng dân cư nói chung…
Theo đó, khu vực nghiên cứu được phân chia thành 3 khu quy hoạch, giới hạn bởi các tuyến đường trục chính đô thị.
+ Trong đó, khu A (diện tích khoảng 221,43ha, dân số khoảng 28.200 người) có chức năng chính là công viên đô thị, các tiện ích hạ tầng xã hội đồng bộ với định hướng hình thành trục cảnh quan Hồ Tây – Cổ Loa; bảo tồn, cải tạo và nâng cấp các làng mạc hiện hữu, bảo đảm đặc trưng không gian xanh.
+ Khu B (diện tích khoảng 301,58ha, dân số khoảng 20.390 người) với định hướng cốt lõi là hình thành Khu Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia hiện đại, tầm cỡ quốc tế. Ngoài ra có thể nghiên cứu xây dựng công trình điểm nhấn cao tầng hài hòa với không gian rộng lớn của cụm công trình Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia.
+ Khu C (diện tích khoảng 46,28ha, dân số khoảng 2.200 người) có chức năng chính là khu công viên nông nghiệp sinh thái sông Hồng, đề xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phương thức sản xuất theo công nghệ hiện đại…
Về quy hoạch giao thông, mạng lưới giao thông trong Quy hoạch phân khu đô thị GN(A) gồm tuyến đường sắt đô thị số 4 Mê Linh – Sài Đồng – Liên Hà, chạy dọc theo tuyến đường Trường Sa, kết nối trung tâm thành phố với các khu vực phát triển đô thị phía Bắc sông Hồng. Trong đó, đoạn qua khu quy hoạch bố trí 2 ga bảo đảm tiếp cận của người dân khu vực. Ngoài ra còn có đường Trường Sa (đã được đầu tư xây dựng) với quy mô mặt cắt ngang 72,5m (6 làn xe chính, 4 làn đường gom); đường nối cầu Tứ Liên với quốc lộ 3 (lòng đường 6 làn xe);..
UBND thành phố giao UBND huyện Đông Anh chủ trì, phối hợp với Sở Quy hoạch – Kiến trúc tổ chức công bố công khai đồ án quy hoạch được duyệt cho các tổ chức, cơ quan, nhân dân biết, thực hiện.