Ngày càng xuất hiện nhiều sổ đỏ, sổ hồng giả. Vì vậy, mỗi người cần tự trang bị kiến thức nhận biết sổ đỏ giả để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước khi kí hợp đồng đặt cọc, chuyển nhượng,…
Một trong những căn cứ có thể dùng để kiểm tra tính hợp lệ của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là Mã vạch của giấy chứng nhận. Chúng ta có thể kiểm tra các thông tin năm cấp, nơi cấp, địa chỉ thửa đất dựa trên mã vạch và các thông tin này phải trùng khớp với thông tin được in tại trang 2 của Giấy chứng nhận.
Bài viết sau Nghĩa sẽ thông tin đến anh/chị cách kiểm tra, tra cứu mã vạch (số seri) sổ đỏ, sổ hồng để anh chị có thêm những kiến thức trong việc nhận biết sổ đỏ, sổ hồng thật giả.
Mục lục
Quy định pháp luật về mã vạch sổ đỏ, sổ hồng
“Điều 15. Mã vạch của Giấy chứng nhận” trong Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ban hành ngày 19/5/2014 có hiệu lực từ ngày 5/7/2014 quy định rõ cấu trúc của Mã vạch trên sổ hồng, sổ đỏ như sau:
- Mã vạch được in tại cuối trang 4 khi cấp Giấy chứng nhận.
- Mã vạch được dùng để quản lý, tra cứu thông tin về Giấy chứng nhận và hồ sơ cấp Giấy chứng nhận; nội dung mã vạch thể hiện dãy số nguyên dương, có cấu trúc dưới dạng MV = MX.MN.ST, trong đó:
- a) MX là mã đơn vị hành chính cấp xã nơi có thửa đất, được thể hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam:
- trường hợp cấp Giấy chứng nhận cho khu đất nằm trên nhiều đơn vị hành chính cấp xã thì ghi theo mã của xã có phần diện tích lớn nhất.
- trường hợp cấp Giấy chứng nhận thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì ghi thêm mã của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định vào trước mã của xã, phường, thị trấn nơi có đất;
- b) MN là mã của năm cấp Giấy chứng nhận, gồm hai chữ số sau cùng của năm ký cấp Giấy chứng nhận;
- c) ST là số thứ tự lưu trữ của hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai tương ứng với Giấy chứng nhận được cấp lần đầu theo quy định về hồ sơ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp một hồ sơ đăng ký mà ghi vào một Giấy chứng nhận không hết, phải ghi vào nhiều Giấy chứng nhận để cấp theo quy định tại Điểm c Khoản 9 Điều 6 và Khoản 8 Điều 7 của Thông tư này thì các Giấy chứng nhận này được ghi chung một số thứ tự lưu trữ của hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai đó.
- a) MX là mã đơn vị hành chính cấp xã nơi có thửa đất, được thể hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam:
Cách kiểm tra mã vạch, số seri sổ đỏ, sổ hồng
Một trong những cách hiệu quả để nhận biết sổ hồng giả, sổ đỏ giả là kiểm tra mã vạch sổ đỏ được Nhà nước in ở cuối trang 4 bên góc phải cuốn sổ. Đây là một dãy số gồm 13 hoặc 15 chữ số được mã hóa theo quy định. Theo đó có thể xác định chính xác các đơn vị hành chính nơi cấp sổ, năm cấp sổ và số thứ tự lưu trữ của sổ.
Bằng cách đối chiếu mã vạch này với thông tin thửa đất trong trang 2, có thể nhận biết sổ hồng, sổ đỏ là thật hay giả.
Theo quy định, mã vạch sổ hồng, sổ đỏ có thể có 13 hoặc 15 chữ số (sai khác ở mã Tỉnh/TP. trung ương. M mã vạch 13 chữ số không thể hiện Tỉnh/TP, trung ương (được mã hóa bằng 2 chữ số đầu tiên từ trái qua phải), chỉ thể hiện cấp Phường/Xã nơi tọa lạc của thửa đất.
6 chữ số cuối trong mã vạch là “Số thứ tự lưu trữ của hồ sơ địa chính” không quan trọng vì không thể đối chiếu kiểm tra được. Vì vậy, các bước kiểm tra mã vạch đúng của sổ hồng, sổ đỏ như sau:
- Bắt đầu kiểm tra dãy số mã vạch từ phải qua trái.
- Bỏ qua 6 chữ số đầu tiên.
- 2 chữ số tiếp theo là “Mã Năm” cấp Giấy chứng nhận (nghĩa là 2 số cuối của năm ký sổ): nếu mã năm này không trùng với năm cấp sổ được in ở cuối trang 2 của sổ thì có thể xác định mã vạch này sai, sổ có thể là sổ giả.
- 5 chữ số tiếp theo là “Mã Xã/Phường” nơi có thửa đất: nếu mã này không thể hiện đúng xã/phường in trên đầu trang 2 của sổ hồng, sổ đỏ (mục II.1.b Địa chỉ:…) thì có thể xác định mã vạch này sai, sổ có thể là sổ giả.
- 2 chữ số tiếp theo (nếu có) là “Mã Tỉnh/TP. trung ương) nơi có thửa đất: nếu mã này không thể hiện đúng Tỉnh/TP. trung ương in trên đầu trang 2 của sổ hồng, sổ đỏ (mục II.1.b Địa chỉ:…) thì có thể xác định mã vạch này sai, sổ có thể là sổ giả.
Cách kiểm tra sổ hồng giả bằng kính lúp
Sổ hồng, sổ đỏ thật được in bằng phương pháp in offset nên màu sắc rất sắc nét, màu mực đồng màu trên cùng một chi tiết in. Còn giấy tờ giả mạo do in màu kỹ thuật số nên chi tiết in không sắc nét, trên cùng một chi tiết in có nhiều hạt mực có màu đậm nhạt khác nhau.
Kiểm tra các vị trí có thể bị tẩy xóa cơ học của sổ đỏ
- Số tờ, số thửa, mã vạch.
- Số vào sổ quyết định
- Loại đất
- Thời hạn
- Hình thức sử dụng
- Diện tích (bằng số, bằng chữ).
Đối với các sổ có trang bổ sung cần kiểm tra phương pháp in của phôi trang bổ sung (in offset), dấu giáp lai của trang phụ lục với sổ (kiểm tra phương pháp đóng dấu), các vị trí của trang bổ sung có bị tẩy xóa hay không (chuyển quyền sử dụng đất, diện tích…) Nếu sổ đã thế chấp nhiều lần cần kiểm tra kỹ dấu, chữ ký của Văn phòng đăng ký nhà đất hoặc phòng tài nguyên và môi trường.
Trên đây là hướng dẫn cách kiểm tra số seri sổ đỏ, sổ hồng để nhận biết xem là thật hay giả. Hy vọng bài viết có ích với anh chị. Nếu anh chị cần tư vấn, hỗ trợ hãy gọi cho Nghĩa theo Hotline bên dưới để Nghĩa và cộng sự tư vấn trực tiếp! Đừng quên truy cập website để cập nhật những thông tin, tin tức về thị trường BDS và các tiềm năng đầu tư nhé!